Kính hiển vi trường sáng là gì? Cấu tạo của kính hiển vi trường sáng?

Chúng ta thường biết đến kính hiển vi là một vật dùng để quan sát những vật nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy được. Bạn có biết kính hiển vi trường sáng là gì? Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học ( dùng phương pháp trường sáng ) như thế nào? Bài viết của HNMICRO sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các thiết bị này.

Kính hiển vi trường sáng là gì?

Kính hiển vi trường sáng là kính hiển vi quang học (hay cũng có thể gọi là kính hiển vi sinh học) là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến (ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy được) để quan sát hình ảnh của một vật thể nhỏ được phóng đại bằng hệ thống các thấu kính thủy tinh. Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản và lâu đời nhất. Đây cũng là loại kính hiển vi phổ biến nhất.

Các kính hiển vi quang học cũ thường quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính. Ngày nay, các kính hiện đại thường được gắn thêm các phim ảnh quang học hoặc CCD camera  để chụp ảnh, ghi video.

Kính hiển vi quang học có thể sử dụng một hoặc một hệ thấu kính (nhiều thấu kính) để phóng đại hình ảnh vật quan sát. Nó thường được sử dụng trong bệnh viện, trong các phòng thí nghiệm sinh học, trung tâm nghiên cứu…

                                   

                                                                                                         Kính hiển vi trường sáng olympus CX23

Cấu tạo của kính hiển vi trường sáng

Cấu tạo của kính hiển vi sinh học bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, chẳng hạn như thị kính, vật kính, giá điều chỉnh vật kính, núm điều chỉnh, hệ thống gương đèn, giá đặt vật mẫu, thấu kính, khẩu độ, vi chỉnh... Trong đó:

  • Thị kính (1): Có thể có từ một hoặc hai thấu kính thủy tinh, cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Thị kính có độ phóng đại khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x. Thị kính được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng.(một số nhà sx còn thiết kế thị kính 16x 20x hoặc 25x…)
  • Mâm xoay vật kính (2): Dùng để gá đỡ vật kính và xoay theo vị trí quan sát mong muốn
  • Đầu quan sát (3): chứ các lăng kính đổi góc
  • Vật kính (4): Là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại, là thấu kính quan trọng nhất của hệ tạo ảnh. Vật kính bao gồm một hoặc nhiều thấu kính có tiêu cự ngắn, giúp quan sát vật tốt hơn nhờ cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính có thể xoay để thay đổi trị số phóng đại. Các trị số phóng đại thường được ghi trên vật kính như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x hay 100x. Ở một số vật kính đặc biệt có thể sử dụng dầu nhằm tăng độ phân giải của hệ thống.
  • Núm điều chỉnh sơ cấp và thứ cấp (5): Dùng để điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.
  • Bàn đỡ mẫu vật (6): dùng để đặt mẫu vật và kẹp mẫu vật
  • Hệ thống đèn chiếu sáng (7): Để tạo ra ánh sáng, chiếu sáng mẫu vật. thường dùng bóng đèn halogen hoặc bóng đèn LED.
  • Tụ quang (8): Để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật, Điều chỉnh khẩu độ phù hợp với các vật kính
  • Tay di mẫu theo 2 trục XY (9): Dùng để dịch chuyển mẫu vật theo X và Y, giúp quan sát các phần khác nhau của mẫu vật theo ý muốn.
  • Thân kính hiển vi (10): Dùng để đỡ các bộ phận trên kính hiển vi
  • Núm tăng giảm độ sáng bóng đèn(11): Tăng giảm ánh sáng của bóng đèn
  • Màn chắn sáng (12): Dùng để chiều chỉnh lượng ánh sáng cần thiết (một số modem thấp thì không có màn chắn sáng này)
  • Công tắc tắt bật nguồn điện(13): tắt bật nguồn điện

Cách sử dụng kính hiển vi quang học

Điều quan trọng để sử dụng kính hiển vi quang học hiệu quả là phải đảm bảo kính hiển vi được thiết lập chính xác. Sau đây là hướng dẫn sử dụng kính hiển vi quang học cơ bản nhất.

  • Đặt tiêu bản (mẫu vật cần quan sát) lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp giữ tiêu bản.( tránh đặt ngược bề mặt lam mẫu vì nếu đặt ngược thì thông thường chỉ nhìn thấy ảnh ở 4x và 10x, ở 40x hoặc 100x nhìn thấy rất mờ hoặc không nhìn thấy được.
  • Chọn vật kính: Chọn vật kính thích hợp tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát.(thông thường chúng ta sẽ dùng vật kính 10x để lấy vi trường sau đó xoay sang các vật kính cần sử dụng khác)
  • Điều chỉnh ánh sáng phù hợp với vật kính cần quan sát, vật kính có độ phóng đại càng nhỏ thì cần ít ánh sáng hơn, vật kính có độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.
  • Điều chỉnh tụ quang có độ mở phù hợp để tối ưu hóa cường độ và góc ánh sáng đi vào vật kính. Thông thường trên tụ quang sẽ có số ghi khẩu độ phù hợp với vật kính, căn cứ vào vật kính đang dùng để điều chỉnh khẩu độ phù hợp để tối ưu hóa độ tương phản cũng như chất lượng hình ảnh.
  • Điều chỉnh cỡ màn chắn tùy vào vật kính. Thông thường chúng ta cứ mở hết cỡ
  • Dùng tay vặn núm chỉnh thô lên mức cao nhất (đạt giới hạn tối đa) sau đó mắt nhìn vào thị kính từ từ hạ núm chính thô xuống cho tới khi thấy được ảnh của mẫu, sau đó dừng lại và điều chỉnh núm chỉnh tinh để lấy nét cho ảnh.
  • Chỉnh khoảng cách giữa hai đồng tử: để có thể quan sát thấy một ảnh trùng nhau giữa hai mắt. Sau khi chỉnh xong ghi nhớ khoảng cách đã được chia vạch trên kính, để lần sau sử dụng nhanh chóng.
  • Chỉnh độ Diopt: Nhìn vào thị kính (với mắt phải) chỉnh tiêu điểm cho đến khi rõ nét (chỉnh thô và chỉnh tinh tiêu điểm). Sau đó dùng mắt trái nhìn vào thị kính bên trái và chỉnh vòng diopt trên mắt trái cho đến khi quan sát rõ ảnh.
  • Sau đó xoay sang các vật kính khác cần dùng và điều chỉnh tinh để lấy nét (không cần chỉnh thô) và điều chỉnh màn chắn tụ quang để cho độ tương phản phù hợp nhất.
  • Sau khi dùng xong xoay vật kính sang 4x hạ bàn đi mẫu xuống mức thấp nhất, giảm độ sáng bóng đèn về 0 sau đó tắt công tắc nguồn.
  • Nếu sử dụng vật kính dầu thì vệ sinh lại vật kính bằng dung dịch chuyên dụng hoặc cồn tuyệt đối.
  • Che đậy kính để hạn chế bụi dính vào các vị trí quang học.
  • Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian quý báu để ghé thăm và đọc bài viết trên website của chúng tôi. Chúng tôi rất trân trọng sự quan tâm và sự ủng hộ của Quý khách. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho Quý khách những thông tin hữu ích và giá trị. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay phản hồi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận bên dưới. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và mong được đón tiếp Quý khách trên website của chúng tôi trong những dịp sắp tới.

  • Hn Micro Chuyên kính hiển vi hàng nhật bãi olympus,phụ tùng kính hiển vi, thiết bị giải phẫu bệnh, vật tư tiêu hao. Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa kính hiển vi tại nhà

    LH: 0969.056.234 website hnmicro.vn

    Ticktok hnmicro

Build tools

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Công ty chúng tôi cung cấp các dịch vụ như dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa kính hiển vi, mua bán kính hiển vi các hãng..... để tham khảo chi tiết quý khách xem ......

Dịch vụ bảo dưỡng kính

HNMICO cung cấp giải pháp bảo dưỡng kính hiển vi toàn diện cho quý khách

                               Learn more

Dịch vụ sửa chữa kính

Dịch vụ sửa chữa kính hiển vi với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm

                                              Learn more

Dịch vụ mua bán kính

Sự hài lòng đặt lên hàng đầu, mong muốn mang lại giá trị lớn cho quý khách

Learn more

 

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ HN MICRO

Địa chỉ: Số 12c, ngõ Chùa, phố Xa La, tổ 11, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel: 0906.220.724

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.056.234

Email: Hnmicro0303@gmail.com

Mã số thuế: 0110273306

Website: www.hnmicro.vn

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn