Các lỗi thường gặp trên kính hiển vi sinh học, cách khắc phục

Hư hỏng kính hiển vi trong quá trình sử dụng hàng ngày là điều không thể tránh khỏi, hãy cùng hnmicro tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hư hỏng và cách khắc phục.

Trong quá trình sử dụng kính hiển vi, không thể tránh khỏi một số lỗi cơ bản như thị kính hay vật kính bị ố mốc, mờ quan sát không rõ nét hình ảnh bị nhòe, đèn không sáng hoặc sáng chập chờn… Vậy những lỗi này nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào? Cùng Hnmicro tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

1. Khi nào cần sửa chữa, bảo dưỡng kính hiển vi

Kính hiển vi sinh học khi quan sát mẫu vật, tế bào, tinh trùng…. được sử dụng trong chuyên nghành giải phẫu bệnh, thú y hay thủy sản….dùng để quan sát các mẫu vật có kích thước rất nhỏ, vì vậy cần sửa chữa và bảo dưỡng kính để đạt được hiệu suất quang học tốt nhất, cũng như khản năng vận hành trơn tru nhất. Vậy khi nào thì cần sửa chữa và bảo dưỡng kính.

                                                                  Sửa chữa bảo dưỡng kính hiển vi

Quá quá trình sử dụng kính hiển vi quang học nói chung cũng như kính hiển vi sinh học nói riêng trong thời gian dài ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, hoặc do thói quen sử dụng kính hiển vi dẫn tới kính của bạn có thể gặp phải một số lỗi khiến hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo chất lượng quan sát mẫu vật.

Vì vậy bạn cần chú ý kiểm tra thiết bị thường xuyên để sớm nhận biết những vấn đề hỏng hóc để khắc phục sửa chữa.

Một số lỗi thường gặp ở kính hiển vi bao gồm lỗi kỹ thuật về phần cơ khí và lỗi hệ thống quang học và lỗi liên quan tới hệ thống điện hoặc kết nối. Chi tiết về nguyên nhân và cách sửa chữa kính hiển vi khi gặp các lỗi này sẽ được mô tả dưới đây.

                                                  Sửa chữa bảo dưỡng hệ quang kính hiển vi Olympus CX21

2. Nguyên nhân và cách khắc phục

2.1. Lỗi phần cơ khí

  • Bàn di mẫu trục XY không mượt , khó di chuyển, gá kẹp lam kẹt không giữ được lam khi di chuyển
  • Tự mất nét trong quán trình sử dụng kính
  • Trục nâng hạ bàn di mẫu nặng, khó di chuyển, hoặc tự rơi xuống tự do
  • Sai lệch hệ quang học
  • Mâm xoay vật kính nặng, khó xoay
  • Tụ quang không đóng được, không nâng hạ được

                                    Sữa chữa kính hiển vi gặp lỗi kĩ thuật

2.1.1. Nguyên nhân lỗi cơ khí

  • Do quá trình sử dụng lâu dài, bụi bẩn bám vào gây kẹt một số chi tiết gây khó khăn trong việc điều chỉnh kính. Dầu mỡ bị khô cứng không còn khản năng bôi trơn cũng là nguyên nhân thường gặp.
  • Mâm xoay vật kính bị khô bi làm cho việc thay đổi vật kính khó khăn.
  • Sau quá trình sửa chữa lắp đặt sai lệch các vị trí cơ khí, dẫn tới sai lệch hệ quan học, việc này cần phải đảm bảo theo thông số kỹ thuật của NSX.
  • Việc bảo quản kính không tốt dẫn tới màn chắn khẩu độ tụ quang, các lá thép bị rỉ không còn khản năng đóng mở, việc cho quá nhiều dầu soi để rơi vãi xuống tụ quang cũng là nguyên nhân gây hư hỏng tụ quang, kẹt và không thể điều chỉnh
  • Về cơ bản các lỗi về kỹ thuật chủ yếu do khô dầu mỡ, cần tra mỡ và bảo dưỡng định kỳ, và lỗi do người sử dụng dùng sai cách
  • Hư hỏng các bánh răng hành tinh trong hệ thống nâng hạ độ cao bàn di mẫu....

2.1.2. Sửa chữa lỗi cơ khí

Đối với các trường hợp bị kẹt khó di chuyển bạn cần tháo ra bảo dưỡng và tra mỡ lại để đạt được hiệu quả di chuyển tốt hơn, đối với các trường hợp hư hỏng nghiêm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến từ các đơn vị sửa chữa

2.2. Lỗi hệ quang học trên kính hiển vi

Hệ thống quang học cực kỳ quan trọng trên kính hiển vi, chất lượng kính hiển vi phụ thuộc 90% vào hệ thống quang học, dưới đây là một số lỗi thường gặp.

  • Hình ảnh quan sát được mờ, không rõ nét
  • Quan sát kính lâu hay gặp tình trạng hoa mắt, hoặc choáng váng
  • Không lấy được vi trường ở một số vật kính có độ phóng đại lớn
  • Bụi bẩn bám nhiều trên các vị trí quang học, thường là thị kính

                                                  Sửa kính hiển vi khi gặp các lỗi quang học

2.2.1. Nguyên nhân gây ra lỗi quang học

Việc bảo quản kính hiển vi trong điều kiện không tốt là một nguyên nhân chính dẫn tới bụi bẩn bám vào các bề mặt quang học, dẫn tới quan sát mờ

Không bảo dưỡng kính định kỳ dẫn tới các vết nấm mốc hình thành, xuất hiện ngày càng nhiều trên bề mặt quang học.

Lỗi do quá trình vận chuyển hoặc sau sửa chữa dẫn tới việc căn chỉnh sai hệ quang, đặc biệt đối với thị kính, lắp đặt sai các phụ tùng của các hãng khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bạn không thể lấy được vi trường, hoặc khó lấy vi trường.

2.2.2. Cách khắc phục

Hãy thử vệ sinh kính hiển vi bằng các dung dịch chuyên dụng, việc làm sạch các bề mặt quang học sẽ làm gia tăng đáng kể chất lượng hình ảnh, tuy nhiên việc vệ sinh lau như thế nào cần có hưỡng dẫn, hoặc tham khác cách vệ sinh được hãng hoặc các đơn vi uy tín hưỡng dẫn, việc vệ sinh sai cách có thể làm xước bề mặt quang học, hoặc gây hư hỏng nghiêm trọng.

Bảo quản kính nơi khô ráo thoáng mát, tránh côn trùng và ẩm mốc cũng là cách để kính của bạn luôn được ở trạng thái tốt nhất.

Hãy luôn lắp các chi tiết quang học, thị kính , vật kính.... đúng hãng để đạt được chất lượng kính hoàn hảo nhất, việc lắp lẫn vật kính của các hãng khác nhau cũng có thể khiển cho bạn khó hoặc không thể lấy nét.

Nên bảo dưỡng kính định kỳ một năm 1 lần theo khuyến cáo từ các hãng sản xuất kính hiển vi, trong điều kiện làm việc khắc nghiệt, làm việc nhiều bạn hãy bảo dưỡng kính sớm hơn để kính luôn đạt hiệu suất quang học tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh kính tại https://www.tiktok.com/@hnmicro

2.3. Lỗi liên quan tới hệ thống điện hoặc kết nối

Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng halogen hoặc LED đều có các mạch điều khiển công suất hoặc các modem kính hiển vi kết nối camera đều được thiết kế với khả năng kết nối với máy tính, màn hình chiếu qua cổng USB hoặc HDMI. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi tiến hành thao tác, liên kết truyền dữ liệu giữa thiết bị và máy tính không đảm bảo, hình ảnh chập chờn,… khi đó bạn cần kiểm tra sửa chữa kính hiển vi để khắc phục nhanh chóng vấn đề này.

2.3.1. Nguyên nhân hư hỏng của hệ thống điện và lỗi kết nối

Theo thời gian các bảng mạch điều khiển công suất bóng đèn bị tiếp xúc kém, các vị trí kết nối của các linh kiện điện tử move dẫn tới hoạt động chập chờ, thường hay gặp đó là hiện tượng move ở vị trí tiếp xúc giữa bóng đèn và chân đế gắn bóng đèn, vị trí này do việc tháo lắp bóng đèn nhiều, hoặc do tiếp xúc kém dẫn tới không thể truyền điện tới bóng.

Lỗi ở chiết áp bóng đèn, tất cả các bóng đèn điều khiển được tăng giảm độ sáng đều sử dụng chiết áp, và đây là vị trí hay bị tiếp xúc kém dẫn tới bóng đèn hoạt động chập chờn, khi được khi không thậm chí là không thể sáng nếu hư hỏng chi tiết này.

Đối với các dòng kính hiển vi có kết nối camera thì việc không kết nối được , hoặc kết nối chập chờn cũng là nguyên nhân hay gặp. Chủ yếu các dòng camera hiện nay đều có cổng usb 2.0 hoặc 3.0 thường sẽ gặp lỗi kết nối kém tại chân usb của camera hoặc chân usb kết nối với máy tính.

Đối với cổng HDMI cũng gặp hiện tượng tương tự như trên, chủ yếu do tiếp xúc kém dẫn tới việc truyền hình ảnh bị nhiễu hoặc gián đoạn. Ngoài ra phần mềm kết nối không tương thích hoặc lỗi driver cũng hay gặp, lỗi Drive Unknown rất thường thấy trong kết nối camera và máy tính

2.3.2. Cách khắc phục lỗi hệ thống điện và kết nối

Đối với lỗi kết nối camera bạn hãy kiểm tra lại vị trí kết nối cổng usb trên camera và máy tính, hoặc cổng HDMI. Hãy chắc chắn rằng kết nối đảm bảo, tuy nhiên, bạn có thể rút dây cắm và tiến hành thực hiện lại để chắc chắn khả năng liên kết truyền dữ liệu.

Hãy kiểm tra driver của bạn đã đủ chưa, nếu đã đủ driver và không báo lỗi hoặc thiếu driver nào thì rất có thể do phần mềm không tương thích hoặc hư hỏng dây tín hiệu, hoặc thậm chí hư hỏng camera.

Nếu có thể hay thử bằng một dây usb mới hoặc dây HDMI mới để chắc chắn nó có bị hỏng dây hay không.

Nếu hư hỏng vẫn không dược khắc phục hay liên hệ với đơn vị bán kính cho bạn để được hỗ trợ về kỹ thuật.

   Đơn vị uy tín sửa kính hiển vi tại Hà Nội

Đối với nguồn điện chập chờn, bạn hay tháo bóng đèn ra kiểm tra vị trí kết nối giữa bóng và chân đế bóng đèn xem có bị lỏng hay tiếp xúc kém, nếu có hãy xử lý để kết nối chặt hơn, hoặc có thể dùng dung dịch phá rỉ sét RP7 để xịt các vị trí bị rỉ để kết nối tốt hơn.

Tương tự đối với trường hợp bóng sáng chập chờn, 90% là do chiết áp tiếp xúc kém, trường hợp này hãy tháo chiết áp ra nếu có thể và xịt RP7 vào để phá rỉ và làm cho kết nối được tốt hơn.

3. Nên tìm đơn vị sửa chữa kính nào?

Hiện tại có rất nhiều đơn vị sửa chữa kính hiển vi uy tín, việc đầu tiên bạn hãy thử liên hệ với đơn vị đã cung cấp kính cho bạn nếu không được hay liên hệ với các đơn vị khác. Việc sửa chữa cần đáp ứng được chuyên môn, nên chọn các đơn vị là công ty để đảm bảo được sự uy tín, cần có bảo hành rõ ràng.

Hãy gọi điện cho đơn vị sửa chữa để báo tình trạng hư hỏng, nếu có thể sẽ phỏng đoán được nguyên nhân hư hỏng ước lượng thời gian sửa chữa và báo giá chi phí minh bạch ngay từ lúc chưa sửa chữa. và sửa ở đơn vị nào thì cũng cần báo trước chi phí để tham khảo và cân đối nguồn tài chính cho bạn, tránh trường hợp sửa xong chi phí quá cao, dẫn tới việc phàn nàn hoặc mâu thuẫn...

Tại Hnmicro, chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm kính hiển vi chính hãng của ZEISS, Olympus và hỗ trợ kỹ thuật, nâng cấp, sửa chữa kính hiển vi với mức giá hợp lý. Cùng với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, được đào tạo trực tiếp bởi chuyên gia của hãng, khách hàng có thể tin tưởng khi mua hàng và trải nghiệm các dịch vụ chất lượng nhất tại Hnmicro.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, nhận sửa chữa các sản phẩm của ZEISS, Olympus  theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và nhanh chóng hỗ trợ khi khách hàng cần.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn về các lỗi thường gặp khi sử dụng và cách sửa chữa kính hiển vi. Qua bài viết này, mong rằng bạn có thêm những thông tin hữu ích để hạn chế các lỗi cũng như sử dụng thiết bị hiệu quả hơn.

Tham khảo cách sử dụng và bảo quản kính cũng như nguyên nhân thường gặp trên kính hiển vi tại https://www.tiktok.com/@hnmicro

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ HN MICRO

Địa chỉ: Số 12c, ngõ Chùa, phố Xa La, tổ 11, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel: 0906.220.724

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.056.234

Email: Hnmicro0303@gmail.com

Mã số thuế: 0110273306

Website: www.hnmicro.vn

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kế website Webso.vn